Lịch sử Machu Picchu

Machu Picchu có lẽ là biểu tượng thân thuộc nhất của Đế chế Inca. Thường được gọi là "Thành phố đã mất của người Inca", từ năm 1983 địa điểm này đã được lựa chọn trở thành một Địa điểm Di sản Thế giới của UNESCO.

Mọi người cho rằng thành phố này do Sapa Inca Pachacuti xây dựng, bắt đầu từ khoảng năm 1440, và không có người ở cho tới cuộc Chinh phục Peru của người Tây Ban Nha năm 1532. Bằng chứng khảo cổ (cộng với những nghiên cứu gần đây về các văn bản thời kỳ đầu thuộc địa) cho thấy Machu Picchu không phải là một thành phố thông thường, mà chỉ là một thị trấn nghỉ dưỡng của giới quý tộc Inca (tương tự như các Làng Roma). Nơi này có một cung điện lớn và các đền đài dành cho các vị thần Inca bao quanh một sân, với những công trình kiến trúc khác cho người hầu. Ước tính rằng không quá 750 người sống tại Machu Picchu cùng một thời điểm, và có lẽ chỉ một phần nhỏ trong số đó sống tại nơi này trong mùa mưa và khi không có vị quý tộc nào tới đó.

Intihuatana ("ràng buộc mặt trời") được cho một chiếc đồng hồ thiên văn học của người Inca

Mọi người cho rằng nơi này đã được lựa chọn vì vị trí độc nhất của nó cũng như vì các đặc điểm địa lý. Có ý kiến cho rằng bóng của rặng núi phía sau Machu Picchu là hình bộ mặt người Inca nhìn lên phía bầu trời, và đỉnh lớn nhất, Huayna Picchu (có nghĩa Đỉnh Trẻ), là cái mũi của nó.

Năm 1913, địa điểm này đã thu hút sự chú ý rộng rãi của công chúng sau khi National Geographic Society dành toàn bộ chương trình tháng 4 của họ cho Machu Picchu.

Năm 2000, khoảng 400.000 người đã viếng thăm Machu Picchu, và UNESCO bày tỏ sự lo ngại của mình với sự xuống cấp có thể xảy ra đối với địa điểm này bởi một lượng du khách lớn như vậy. Nhằm ngăn chặn sự xâm hại với di tích, chỉ tối đa 2.500 khách tham quan được phép vào thăm tàn tích Machu Picchu trong một ngày. Chính quyền Peru đã nhấn mạnh rằng không có vấn đề gì xảy ra, và rằng sự xa xôi của di tích tự nó sẽ đặt ra những hạn chế tự nhiên với ngành du lịch [4]. Định kỳ, những đề xuất được đưa ra nhằm thiết lập một hệ thống cáp treo dẫn tới nơi này, nhưng chúng luôn luôn bị bác bỏ [5].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Machu Picchu http://www.news.com.au/story/0,23599,21042593-1376... http://www.amautacuna.blogspot.com http://maps.google.com/maps?hl=en&ie=UTF8&om=1&z=1... http://agutie.homestead.com/files/MachuPicchu.htm http://inogolo.com/pronunciation/d399/Machu_Picchu http://www.isidore-of-seville.com/machu/ http://www.latinguides.com/travel/machu-picchu-per... http://www.macchu-picchu.com http://www.nationalgeographic.com/traveler/machu.h... http://www.nytimes.com/2006/02/01/arts/design/01ma...